Bệnh cầu trùng là căn bệnh rất dễ gặp, thường thấy ở các đàn gà. Nó là một căn bệnh ký sinh truyền nhiễm ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của gà chiến. Hãy cùng với SV388 tìm hiểu về loại bệnh này và hướng dẫn những kinh nghiệm để phòng tránh nhé.
Bệnh cầu trùng là gì?
Bệnh cầu trùng ở gà là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm nguyên nhân bởi ký sinh trùng đơn bào gây ra. Nó thuộc 2 dạng chủ yếu là thể Eimeria tenella loại ký sinh ở manh tràng – ruột già và Eimeria necatrix, là một loại ký sinh trùng ở ruột non.
Căn bệnh này có tốc độ lây lan vô cùng nhanh, chủ yếu là qua đường tiêu hoá phổ biến ở gà có độ tuổi khoảng 2 – 8 tuần. Do khi gà ăn phải thức ăn, hay uống nguồn nước nhiễm mầm bệnh. Đặc biệt căn bệnh có tỷ lệ mắc cao với mọi hình thức chăn nuôi trong đó có gà nuôi chăn thả là hay bị mắc nhất.
Triệu chứng căn bệnh cầu trùng ở gà theo các chuyên gia
Triệu chứng rõ nhất với căn bệnh này đó chính là gà bỏ ăn, khát nước, đi loạng choạng. Theo nhiều chuyên gia thì bệnh được chia ra thành 3 thể như sau:
Thể cấp tính
Biểu hiện rõ rệt nhất là gà bỏ ăn hoặc ăn kém, người trở nên mệt mỏi, ủ rũ luôn ở trong tình trạng khát nước. Gà ở giai đoạn này cũng sẽ gặp vô vàn khó khăn khi di chuyển, vận động.
Ở thể cấp tính chiến kê thường đi ngoài phân có bọt vàng hoặc là có phân màu nâu đỏ, kế tiếp thì chuyển sang giai đoạn phân lẫn máu, thậm chí là có nhiều trường hợp gà sẽ đi ngoài toàn máu.
Thể mãn tính
Ở thể mãn tính thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi, tuy thế ở thể này gà càng có tuổi bệnh càng nhẹ với một số biểu hiện như:
- Thức ăn không được tiêu hóa kịp thời, thường bị đi ngoài phân sống, ỉa chảy, thậm chí phân có màu đen và lẫn máu.
- Gà xù lông, khó khăn đi lại, gà mắc bệnh mệt mỏi, ốm yếu, tuy vậy giai đoạn này bệnh tiến triển không quá nhanh.
- Gà mắc cầu trùng ở thể mãn tính dẫn tới niêm mạc ruột bị hư hại nặng do đó khó khăn trao đổi dinh dưỡng, hấp thu thức ăn dẫn đến còi cọc, chậm lớn, tăng cân chậm.
Thể mang trùng
Thể mang trùng hay còn gọi là thể ẩn bệnh là một dạng khác, khá phức tạp phần lớn gặp ở gà trưởng thành và đang vào giai đoạn sinh đẻ. Ở thể này gà sẽ bị mắc cầu trùng nhưng vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, không hay đi ngoài tiêu chảy hoặc rất ít.
Tuy nhiên với thể mang trùng tác hại to lớn nhất chính là tỷ lệ sinh nở đẻ trứng giảm tới 15 – 20%. Đó chính là lý do mà bà con đôi khi cũng không thể tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh chính xác nhất.
Bệnh cầu trùng ở gà có bệnh tích như thế nào?
Bệnh tích của căn bệnh này cũng rất điển hình, đặc biệt nhất là ở ruột non với manh tràng.
Ruột non
Ruột non ở gà mắc bệnh thường bị sưng to, nhất là ở phần tá tràng, thành ruột dày lên, xuất hiện những đốm trắng. Đặc biệt, ruột gà sẽ bị phình to, thành ruột dễ vỡ, trong ruột cũng chứa chất lỏng có mùi hôi rất khó chịu. Quan sát ở bề mặt niêm mạc ruột có nhiều những đốm trắng đỏ, manh tràng và tá tràng cũng có màu đỏ sẫm.
Manh tràng
Ở gà mắc bệnh, manh tràng sẽ thường bị sưng tấy, bị chảy máu. Nếu như gà nhiễm bệnh nặng sẽ bị chảy máu ruột thừa, thậm chí gây hoại tử từng mảng đen. Biểu hiện này cũng sẽ nhìn rất rõ, và khá nguy hiểm đến sức khoẻ của gà.
Hướng dẫn cách phòng, điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Dưới đây hãy cùng với SV388 tìm hiểu về những cách phòng bệnh, chữa cầu trùng ở gà.
Sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh cầu trùng
Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh như sau:
- Thuốc Five-Anticoc, Five-Anticoccid.A, và Hado-Coccid, Hado-Cầu trùng ruột non, Five-Cox 2,5% hoặc là Five-Diclacox. Bạn nên dùng lần 1 vào lúc gà được khoảng 10 – 12 ngày tuổi và dùng lần thứ 2 vào khoảng 20-22 ngày tuổi.
- Sử dụng chất điện giải, vitamin tổng hợp, hay chế phẩm sinh học tăng cường tiêu hoá, nâng cao sức đề kháng cho gà, hấp thụ thức ăn tốt hơn như: Five-Vit KC.Lyte, B.Comlex KC, hay Cốm KC-BComlex, Five-Gluco K&C, hoặc Hado-Gluco K&C, TW5-Multivit, Five-Enzym, Hado-LacEnzym.
- Trong suốt quá trình nuôi nên dùng Five-Orgacid pha cho gà uống liên tục. Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hay giai đoạn cắt mỏ, chuyển chuồng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh chuồng trại
Cần phải giữ cho sàn ổn định sạch sẽ và khô ráo. Bạn nên nhốt gà trên nền đất để tránh tiếp xúc với các mầm bệnh. Đồng thời nên định kỳ thay chất độn chuồng, khử trùng bằng những loại thuốc chuyên dụng như là: Five Iodine, và Five-B.K.G, Five-BGF hoặc Formol.
Kết luận
Bài viết trên đây sẽ giúp cho anh em nắm được thông tin chi tiết về căn bệnh cầu trùng từ triệu chứng, bệnh tích đến cách phòng ngừa, chữa bệnh. Để biết thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi gà hiệu quả nhất thì anh em hãy truy cập vào website của SV388 để tìm hiểu nhé.
Xin chào tất cả mọi người tôi – tác giả Thành Lê. Trước tiên tôi xin cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trên con đường phát triển SV388. Có lẽ bạn đang tự hỏi tôi là ai? Thì ngày hôm nay tôi sẽ ngồi đây giới thiệu chính mình đồng thời sẽ chia sẻ để quý độc giả hiểu về quá trình xây dựng và phát triển nên đứa con tinh thần này nhé.