Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong số các loại bệnh phổ biến của loài gia cầm này. Đây là một loại bệnh khá nguy hiểm cùng với tốc độ lây lan rất nhanh, gây ra nhiều thiệt hại lớn cho những người chăn nuôi. Để có thể biết căn bệnh này có những dấu hiệu gì, cách điều trị của nó như thế nào, cùng SV388 tìm hiểu các thông tin ngay dưới đây.
Bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong những loại bệnh truyền nhiễm khá nhanh. Loại bệnh này thường do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra và như đã nói ở trên, nó thường xuất hiện ở những con gà ở các tuần tuổi đầu. Loại bệnh này còn có thể sẽ xuất hiện ở những loại gia cầm khác,
Với môi trường bình thường thì loại vi khuẩn này có thể sống lên đến 3 đến 4 tháng, vi khuẩn này rất khó để tiêu diệt triệt để, bởi vì chúng thường ẩn nấp ngay trong chuồng trại hay là trong phân. Với một điều kiện thích hợp nhất, chúng sẽ tiến hành xâm nhập vào cơ thể của loài gia cầm này sau đó gây ra bệnh.
Những người chăn nuôi cần phải tiêu diệt loại vi khuẩn này bằng cách dùng một số thuốc khử trùng như Biodine, Bioxide, Bioxept, … để có thể chữa bệnh cho gà. Vì loài này có khả năng lây lan nhanh nên người chăn nuôi cần phải biết sớm để điều trị ngay lập tức. Tranh bị lây lan rộng sang những đàn gà khác.
Triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà
Loại bệnh này có một số triệu chứng mà người chăn nuôi thường ít để ý đến. Khi bị bệnh, loài gia cầm này sẽ có một số biểu hiện bên ngoài như sau:
- Gà sẽ bỏ ăn, bỏ uống, chúng luôn ủ rũ, rụt đầu cũng như thụ động hơn so với bình thường.
- Gà của bạn nhìn như đang rất mệt mỏi, buồn ngủ, lông của chúng có thể bị xù lên, di chuyển chậm chạp hơn cùng với đó là hay đứng yên tại một vị trí
- Gà đi ra phân lỏng, không được nguyên khối như những con khác. Đặc biệt phân của nó có thể kèm theo nước màu trắng hoặc màu vàng. Với vùng lông ở gần hậu môn sẽ có bết bẩn do phân. Phần lồng hậu sẽ dính vào nhau, bết dính, nó khá ướt và bẩn.
- Trên đây là những triệu chứng cơ bản ở gà mà có thể quan sát bằng mắt thường. Người chăn nuôi gà nếu thấy những dấu hiệu trên thì nên ngay lập tức chủ động nhận biết cũng như cần chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh này ở gà thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này ở gà:
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Bệnh bạch lỵ ở gà thường có nguyên nhân như truyền nhiễm qua đường máu từ mẹ sang con. Vì vậy nếu như gà có có mang vi khuẩn này khi đẻ trứng, gà con khi nở ra cũng có khả năng cao sẽ mắc phải loại bệnh này.
Môi trường sống không tốt
Một nguyên nhân khác có thể gây nhiễm từ vi khuẩn gây ra bệnh trong môi trường sống ở chuồng gà, phòng úm gà. Bởi lý do chuồng trại không được vệ sinh, không đảm bảo sự sạch sẽ cũng như không được khử trùng thường xuyên. Điều này sẽ khiến vi khuẩn tồn tại, vậy nên gà sống ở môi trường như thế sẽ dễ bị nhiễm bệnh này.
Lây nhiễm từ phân
Nguyên nhân phổ biến có thể là lây từ những gà bị bệnh sang gà đang khỏe mạnh. Gà khi bị bệnh này sẽ thải phân có chứa vi khuẩn. Điều này làm cho những con gà khỏe mạnh ăn trúng bệnh cũng như mắc phải, vậy nên khả năng mắc bệnh bạch lỵ ở gà rất cao.
Cách phòng bệnh bạch lỵ ở gà
Để có thể phòng bệnh cho gà hiệu quả nhất, bạn nên biết qua các phương pháp sau:
- Nên cho gà uống Bio – tetra, Colivit hoặc Bio – Amcoli Plus nếu như bạn vừa mới bắt gà về nuôi. Nên cho gà của bạn uống trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
- Ở giai đoạn úm gà, mỗi tuần bạn có thể cho gà khoảng 2 ngày dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh hiệu quả nhất,
- Bạn cũng nên vệ sinh lồng úm gà, dụng cụ ăn uống. Bạn cũng nên dọn dẹp chuồng trại thường xuyên cũng như sả trùng bằng dung dịch chuyên dụng.
- Nên ấp trứng gà đã sạch, trứng nào có dính bẩn từ phân hay lông gà thì bạn nên nhúng qua Bioxide. Nên nhúng với tỷ lệ vừa phải, 1ml/1 lít nước để có thể làm sạch nhất trước khi ấp trứng.
- Kiểm tra phản ứng huyết tương của đàn gà nhà bạn theo chỉ định để có thể loại bỏ những con có mang trùng. Một khi gà đã lớn thì nên nuôi tách riêng ra, điều này tránh gà con lây nhiễm chéo nhau.
- Bạn có thể dùng thuốc diệt nấm trộn chung với các món ăn, nó sẽ giúp hay hủy vi khuẩn có trong phân. Ampicoli là loại có thể được tiêm trực tiếp vào động vật bị bệnh nặng nếu như gà không thể tự ăn như bình thường.
Kết luận
Như vậy, trên đây SV388 đã đưa ra một số thông tin mà người nuôi gà chắc chắn cần phải nắm được về bệnh bạch lỵ ở gà. Đây là loại bệnh cũng khá nguy hiểm nên người nuôi không được chủ quan. Người nuôi cần phải có biện pháp phòng ngừa cũng cách cách để bảo vệ cho đàn gia cầm của mình.
Xin chào tất cả mọi người tôi – tác giả Thành Lê. Trước tiên tôi xin cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trên con đường phát triển SV388. Có lẽ bạn đang tự hỏi tôi là ai? Thì ngày hôm nay tôi sẽ ngồi đây giới thiệu chính mình đồng thời sẽ chia sẻ để quý độc giả hiểu về quá trình xây dựng và phát triển nên đứa con tinh thần này nhé.